Gia đình Neferhotep I

Các Con dấu hình bọ hung thuộc về "Người giữ ấn hoàng gia, cha của vị thần Haankhef", cha của Neferhotep I và "thành viên của tầng lớp ưu tú, người con gái của đức vua Kema", người con gái của Neferhotep I.[13]

Dòng dõi

Neferhotep I dường như đến từ một gia đình không thuộc hoàng gia ở Thebes cùng với một truyền thống quân sự.[7] Ông nội của ông, Nehy, giữ tước hiệu "Chỉ huy của một trung đoàn thị trấn". Nehy đã cưới một người phụ nữ tên là Senebtysy. Không có gì được biết đến về bà ngoại trừ việc bà nắm giữ tước hiệu phổ biến "Công nương của ngôi nhà". Người con trai duy nhất được biết đến của họ có tên là Haankhef.[3]

Haankhef luôn luôn xuất hiện trong các nguồn với vai trò là "Cha của vị thần" và "Người giữ ấn hoàng gia" và người vợ của ông ta Kemi là "người mẹ của đức vua", điều này chỉ ra rằng không ai trong số họ có gốc gác hoàng gia. Mối quan hệ cha con giữa Neferhotep và Haankhef được xác nhận một cách trực tiếp thông qua một số các con dấu bọ hung đến từ El-Lahun mà tại đó Haankhef được nói là cha của Neferhotep.[3] Haankhef cũng được ghi lại rõ ràng là cha của Neferhotep I trong cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào giai đoạn đầu thời đại Ramesses và giữ vai trò là nguồn sử liệu chính cho các vị vua thuộc giai đoạn này. Đây là một sự kiện cực kỳ hiếm hoi vì cuộn giấy cói Turin thường chỉ ghi lại tên của các pharaon trong khi những người không thuộc hoàng gia bị loại khỏi bản danh sách này. Ngoài Haankhef, ngoại lệ duy nhất khác cho quy tắc này chính là cha của Sobekhotep II.[3]

Các nhà Ai Cập học lưu ý rằng thay vì giấu đi dòng dõi không thuộc hoàng gia của mình, Neferhotep I, vị tiên vương của ông Sobekhotep III, và vị vua kế vị ông Sobekhotep IV, đã công bố chúng rõ ràng trên những tấm bia và các con dấu bọ hung của họ.[3] Điều này lại mâu thuẫn với phương pháp truyền thống của người Ai Cập, mà tại đó tính hợp pháp của vị vua mới dựa chủ yếu vào mối quan hệ cha con của ông ta. Những sự công bố về dòng dõi không thuộc hoàng gia này có thể được thực hiện để vạch rõ ranh giới giữa các vị vua trên với những vị tiên vương của họ, đặc biệt là Seth Meribre, người có các công trình kỷ niệm bị chiếm đoạt và xóa bỏ.[3] Lý do cho điều này hiện vẫn chưa được biết.[3]

Hậu duệ và sự kế vị

Nữ thần Anuket ban sự sống cho Neferhotep (đảo Sehel)

Những dòng chữ khắc đến từ Aswan cho biết rằng Neferhotep I đã có ít nhất hai người con tên là Haankhef và Kemi giống với cha mẹ của ông, họ là con của ông với một người phụ nữ có tên là Senebsen.[3][14] Ông có thể có một người con khác tên là Wahneferhotep.[15] Bất chấp điều này, Neferhotep I đã bổ nhiệm người em trai Sihathor làm đồng nhiếp chính trong những tháng cuối thuộc triều đại của ông và khi cả Sihathor và Neferhotep I qua đời vào khoảng cùng một thời điểm, họ đã được kế vị bởi một người em trai khác, Sobekhotep IV.[3][16]

Sobekhotep IV, với triều đại của ông ta đánh dấu giai đoạn đỉnh cao của vương triều thứ 13, đề cập đến trên một tấm bia (Cairo JE 51911) mà được đặt tại ngôi đền AmunKarnak rằng ông ta được sinh ra ở Thebes:[17]

Đức vua của ta [đã đến] thành phố Miền Nam bởi vì ta đã muốn nhìn thấy vị thần oai nghiêm; đó là thành phố của ta nơi mà ta được sinh ra. ... Ta đã nhìn thấy sự mãnh liệt trong vẻ uy nghiêm của ngài(tức là Amun) ở mọi ngày hội khi ta là một đứa trẻ vẫn còn chưa hiểu biết.

Tương tự như vậy, Neferhotep I có thể cũng đã được sinh ra ở Thebes; mặc dù kinh đô của Ai Cập dưới thời vương triều thứ 13 vẫn là Itjtawy ở phía Bắc, gần ngôi làng el-Lisht ngày nay.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Neferhotep I http://www.segweb.ch/fichpdf/13Vern.pdf http://www.soleb.com/pdf/karnak-xii/karnak-xii.pdf http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://weekly.ahram.org.eg/2005/747/he1.htm http://www.cfeetk.cnrs.fr/fichiers/Documents/Resso... http://www.cfeetk.cnrs.fr/index.php?page=document&... http://www.ifao.egnet.net/bifao/Bifao056_art_08.pd... http://guardians.net/hawass/Press_Release_05-05_Lu... http://www.escholarship.org/uc/item/3gk7274p http://www.metmuseum.org/collection/the-collection...